Các tổ chức chính trị xã hội Phường
1. Danh sách Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phường
STT | HỌ VÀ TÊN | CHỨC VỤ | ĐIỆN THOẠI |
I | ỦY BAN MTTQ PHƯỜNG | ||
1 | Trần Kiên Trung | Chủ tịch | 0944505354 |
2 | Lê Huyền Trân | Phó Chủ tịch | 0913372714 |
3 | Thái Doãn Đống | Phó Chủ tịch | 0984999310 |
II | HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ PHƯỜNG | ||
1 | Vũ Thị Dung | Chủ tịch | 0988756927 |
2 | Vũ Thúy Phụng | Phó Chủ tịch | 0989980115 |
III | HỘI CỰU CHIẾN BINH PHƯỜNG | ||
1 | Trần Quyết Thắng | Chủ tịch | 0984999310 |
2 | Mầu Thị Nhung | Phó Chủ tịch | 0982311959 |
IV | ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN Hồ CHÍ MINH PHƯỜNG | ||
1 | Lâm Quỳnh Trang | Bí thư | 0389962923 |
2 | Hoàng Thị Thu | Phó Bí thư | 0902144841 |
2. Chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phường
2.1. Ủy ban MTTQ Việt Nam phường
- Ủy ban MTTQ Việt Nam phườngdo Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội, bao gồm:
+ Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;
+ Một số Trưởng ban Công tác Mặt trận;
+ Một số cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (nếu có) và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Một số cán bộ chuyên trách và không chuyên trách của Ủy ban MTTQ Việt Nam khóa trước.
- Ủy ban MTTQ Việt Nam phường có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình thời gian tới;
+ Hiệp thương dân chủ cử, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
+ Xét, quyết định công nhận và cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;
+ Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
+ Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp và tham gia công tác bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Ra lời kêu gọi nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết;
+ Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu cấp mình theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
+ Quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận, công nhận Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc do Ban Thường trực trình.
+ Ủy ban MTTQ Việt Nam phường họp thường kỳ ba tháng một lần, họp bất thường hoặc chuyên đề theo đề nghị của Ban Thường trực. Chủ tịch, Phó Chủ tịch chủ trì hội nghị.
- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp phường: do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường hiệp thương dân chủ cử trong số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ quan đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường giữa hai kỳ họp. Ban Thường trực phường gồm có Chủ tịch, không quá hai Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực.
Ban Thường trực phường có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường;
+ Tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm, sáu tháng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình và các chủ trương công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của Ủy ban nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
+ Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận;
+ Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở địa phương;
+ Tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân; các nhiệm vụ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;
+ Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với chính quyền và các tổ chức thành viên phường;
+ Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản theo thẩm quyền;
+ Xét, quyết định khen thưởng, kỷ luật.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã họp thường kỳ mỗi tháng hai lần, họp bất thường khi cần thiết. Chủ tịch chủ trì hoặc phân công người chủ trì các phiên họp của Ban Thường trực.
2.2. Hội Cựu chiến binh phường
- Hội Cựu chiến binh phường có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
+ Động viên hội viên giữ gìn, phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội cụ Hồ", tiếp tục học tập nâng cao hiểu biết của hội viên.
+ Tổ chức vận động CCB thực hiện các nhiệm vụ, các cuộc vận động, các phong trào của Hội. Động viên và giúp đỡ các ban liên lạc, câu lạc bộ cựu quân nhân ở Phường hoạt động thiết thực, hiệu quả.
+ Phối hợp chặt chẽ với UBND Phường theo chương trình đã được ký kết
+ Phối hợp thực hiện tốt chương trình liên tịch với Công an, Quân sự Phường.
+ Phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, vận động hội viên và nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quy chế dân chủ, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
+ Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, giúp đỡ hội viên khi gặp khó khăn, quan tâm hoạt động tình nghĩa ở Chi hội.
+ Xây dựng Hội "Trong sạch - vững mạnh", "Hội viên Cựu chiến binh gương mẫu", "Gia đình hội viên văn hóa".
+ Kiểm tra đôn đốc thực hiện Điều lệ, Nghị quyết và chương trình công tác của Hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Nhiệm vụ của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh phường:
+ Chịu trách nhiệm chính mọi hoạt động của hội là người đại diện của hội để quan hệ với tổ chức Đảng, UBND, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc phối hợp hoạt động.
+ Nắm vững Điều lệ Hội, các Nghị quyết, chương trình công tác và kế hoạch hướng dẫn của Hội cấp trên, tình hình hội và những vấn đề có liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của hội để thảo luận quyết định các chương trình công tác sát với đặc điểm, điều kiện của địa phương; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện của hội viên để đạt kết quả cao nhất.
+ Thường xuyên xây dựng Hội “trong sạch - vững mạnh” về chính trị, tư tưởng và tổ chức, động viên hội viên rèn luyện, phấn đấu giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống đời thường, có kế hoạch làm công tác tuyên truyền phát triển hội viên mới.
+ Duy trì chế độ sinh hoạt theo quy định không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt hội.
+ Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất; làm tốt hoạt động tình nghĩa đối với hội viên.
2.3. Hội Liên hiệp Phụ nữ phường
- Chức năng:
+ Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước.
+ Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.
- Nhiệm vụ:
+ Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ về chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiệnđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
+ Vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và xây dựng gia đình hạnh phúc;
+ Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới;
+ Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;
+ Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trên thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.
- Ban Chấp hành Hội LHPN phường: do Đại hội đại biểu phụ nữ phường bầu ra, là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ Đại hội. Ban chấp hành hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy phường và Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận.
Nhiệm vụ của Ban Chấp hành:
+ Tổ chức thực hiện Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp, đánh giá tổng kết phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN phường theo định kỳ.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ công tác của Đảng ủy và Hội LHPN phụ nữ Quận Hoàn Kiếm.
+ Tham gia kiểm tra, giám sát và đề xuất việc thực hiện chủ trương, chính sách, luật pháp của Nhà nước liên quan đến phụ nữ, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em.
+ Chuẩn bị các nội dung chương trình và quyết định triệu tập, tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ nhiệm kỳ tiếp theo.
- Ban Thường vụ Hội LHPN phường: do Ban Chấp hành bầu ra, thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Ban Chấp hành giữa hai kỳ. Hội nghị Ban Chấp hành, triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp, theo dõi thi đua, động viên khen thưởng. Báo cáo kết quả công tác thường xuyên, định kỳ đối với Hội phụ nữ cấp trên và Đảng ủy cùng cấp.
Ban Thường vụ có trách nhiệm thông báo chương trình công tác từng quý cho các ủy viên Ban Chấp hành.
2. 4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phường
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phường có nhiệm vụ:
+ Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.
+ Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.
+ Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.